Cơ quan Thuế gián thu và Hải quan Ấn Độ (CBIC) vừa quyết định thực hiện đánh giá hàng hóa nhập khẩu không tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn đầu tại các trạm kiểm soát hải quan, nơi đã thí điểm chương trình này. Giai đoạn này sẽ được triển khai trên toàn quốc từ 8/6 cho đến cuối năm 2020.
|
Ảnh minh hoạ |
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu quy định tại Chương 84 và 85 của Luật Thuế hải quan 1975 bao gồm: máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện và phụ kiện sẽ được đánh giá hàng hóa nhập khẩu không tiếp xúc trực tiếp khi thực hiện thủ tục hải quan. Hệ thống Hải quan tự động sẽ cấp tờ khai nhập khẩu đối với các mặt hàng này. Giai đoạn đầu của kế hoạch này sẽ triển khai đến 31/12.
Đánh giá hàng hóa nhập khẩu không tiếp xúc trực tiếp là một phần của các chương trình cải cách thế hệ mới được gọi là “Turant Customs” nhằm thông quan nhanh chóng hàng hóa tại các cảng hàng không và cảng biển tạo thuận lợi thương mại tại Ấn Độ. Có nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể nhận hàng hóa đã được thông quan sau khi hàng hóa được các nhân viên hải quan đánh giá gián tiếp tại cảng nhập khẩu. Cụ thể, dưới sự chỉ định của hệ thống hải quan tự động, hàng hóa nhập khẩu tại Chennai có thể được các nhân viên hải quan tại Bengaluru đánh giá và ngược lại.
Tại mỗi trạm kiểm soát hải quan các nhân viên hải quan thực thi nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau như tiếp nhận trái phiếu hoặc bảo lãnh ngân hàng, tiếp nhận mẫu và trả mẫu, xử lý khai báo chậm và thực hiện các chức năng kỹ thuật khác.
Ông Rajat Mohan, đối tác cao cấp của AMRG cho biết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 sáng kiến hải quan số của Hải quan Ấn Độ trở thành một điểm sáng và các đơn vị thu ngân sách mong rằng việc thu ngân sách sẽ được thực hiện 100% theo phương thức điện tử và tự động.
Trước đó, CBIC đã triển khai nhiều hình thức cải cách đa dạng như giao diện một cửa nhằm tạo thuận lợi thương mại, e-Sanchit (lưu trữ và xử lý điện tử các tài liệu thuế gián thu), giao nhận trực tiếp tại cảng giữa các bên
Cổng thông tin Hải quan